Feature Cause

Donate & Help

Save a Life

Medecins du Monde Jane Addams reduce child mortality challenges Ford Foundation. Diversification shifting landscape advocate pathway to a better life rights international. Assessmen

Donate Now
Feature Cause

Feed the Poor

To Help Them Survive

Medecins du Monde Jane Addams reduce child mortality challenges Ford Foundation. Diversification shifting landscape advocate pathway to a better life rights international. Assessmen

Donate Now
Feature Cause

Save Humanity

To Help Them Survive

Medecins du Monde Jane Addams reduce child mortality challenges Ford Foundation. Diversification shifting landscape advocate pathway to a better life rights international. Assessmen

Donate Now
Feature Cause

Donate & Help

To Give Them a Life

Medecins du Monde Jane Addams reduce child mortality challenges Ford Foundation. Diversification shifting landscape advocate pathway to a better life rights international. Assessmen

Donate Now

No one has ever become poor by giving, Please Donate

  • Medecins du Monde Jane Addams reduce

  • Medecins du Monde Jane Addams reduce

  • Medecins du Monde Jane Addams reduce

  • Medecins du Monde Jane Addams reduce

  • Medecins du Monde Jane Addams reduce

Our Latest Blog

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Nghệ thuật sống "Tiếng cười" đơn giản vậy mà bạn có làm được???

Tiếng cười có phải là một cách để xây dựng một nền văn hóa nhóm mạnh mẽ và sáng tạo hơn ở nơi làm việc?

Kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2008, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy rằng cười ở văn phòng có thể là gửi một tín hiệu rằng chúng ta không còn gì để làm. Những cuộc thảo luận trước đây có thể đã được thực hiện trực tiếp tại bàn của đồng nghiệp thì ngày càng diễn ra qua e-mail hoặc Slack. Trong bối cảnh đó, bàn bạc tại văn phòng đôi khi có vẻ không cần thiết.


Nhưng thay vì báo hiệu sự ngừng trệ, sẽ thế nào nếu cười cùng nhau là điều giúp cải thiện sự cộng tác nhóm và kích thích sự đổi mới?

Sau nhiều năm không chú ý nhiều đến tiếng cười, các nhà khoa học đang bắt đầu đạt tới kết luận đó.

Khoa học hài hước

Vậy tiếng cười là gì? Trong hai thập kỷ qua, có lẽ công việc nhiều nhất để hiểu điều này đã được thực hiện bởi nhà thần kinh học người Mỹ Robert Provine, hiện là giáo sư tâm lý học tại Đại học Maryland, Hạt Baltimore. Ông nhắc nhở chúng ta rằng tiếng cười giống như tín hiệu gọi của động vật, khi nói trong cuốn sách năm 2001 của ông 'Tiếng Cười: Một Điều Tra Khoa Kọc' rằng "Tiếng cười là tín hiệu tinh túy của xã hội con người. Tiếng cười là mối quan hệ."

Provine nghiên cứu khi nào ta cười, và thấy rằng ta cười nhiều hơn gấp 30 lần khi cùng với người khác hơn là khi một mình. Điểm quan trọng của Provine nói trong sách là: "Chúng ta thường bỏ qua một thực tế là tiếng cười thay đổi đi vì ảnh hưởng của nó đối với người khác, không phải để cải thiện tâm trạng hay sức khỏe của chúng ta."
Chúng ta cười, theo Provine, thường là do các cuộc trò chuyện văn phòng hoàn toàn đời thường. Nó đến sau các bình luận kiểu như "Chúng tôi có thể xử lý điều này", "Tôi nghĩ tôi làm xong rồi" hoặc "Phải rồi, bạn ơi". Hầu hết chúng ta khi thấy những câu kích cười này có thể nhận ra cách mà việc trò chuyện văn phòng lại có thể kéo theo tiếng cười. Đây không phải là các chuyện cười mà là các thời điểm kết nối, tới được với đồng nghiệp để thể hiện sự thư giãn.


Tiếng cười là một tín hiệu tiềm thức rằng chúng ta đang trong trạng thái thư giãn và an toàn, giáo sư Sophie Scott từ Đại học College London, nói. Ví dụ, nhiều động vật có vú biểu hiện các phản ứng kiểu như cười, nhưng chúng có thể bị dừng lại bởi một số trạng thái cảm xúc nhất định.

"Chuột sẽ ngừng cười nếu chúng thấy lo," bà nói. "Con người cũng như vậy. Đó là một dấu hiệu là nếu người ta cười nghĩa là họ không ở trong trạng thái lo lắng đó. Đó là sự đánh dấu là nhóm đang ở một nơi tốt lành ".

Nói cách khác, nếu một nhóm đang cười với nhau, thì nó cho hay sự phòng vệ là không cần thiết.

Điều này là quan trọng bởi vì có nghiên cứu cho rằng khi bộ não của chúng ta được thư giãn thì chúng ta dễ dàng đạt được sự liên kết tự do về ý tưởng mà nó có thể dẫn đến sáng tạo.

Ý tưởng lóe sáng do cảm hứng

John Kounios tại Đại học Drexel và Mark Beeman tại Đại học Northwestern đã muốn xem xét liệu tiếng cười có thể giúp người ta giải quyết các vấn đề logic phức tạp hay không.

Họ cho những người được thử nghiệm coi buổi diễn tấu hài hước của Robin Williams và sau đó hỏi những người này các câu hỏi thử nghiệm. Họ quan tâm xem liệu tiếng cười có tạo ra nhiều hơn các tia lóe sáng cảm hứng ở hồi thái dương phía trước (tức một phần của bộ não ở ngay phía trên tai phải của bạn, có liên quan đến kết nối các ý tưởng được liên kết từ xa).

Chỉ một đợt cười ngắn khi xem một clip hài cũng làm tăng khả năng giải quyết các vấn đề hóc búa lên 20%. Tại sao lại như vậy được? Beeman và Kounios nói rằng sự thiếu tập trung liên quan đến tiếng cười này có vẻ như cho phép tâm trí của chúng ta nhào lộn và kết nối các khái niệm theo một cách mà sự tập trung cứng nhắc không làm được.
Có lẽ tiếng cười chỉ giúp chúng ta loại bỏ căng thẳng ở nơi làm việc. Teresa Amabile là một giáo sư ở Harvard, người đã dành 40 năm để xây dựng sự hiểu biết về thời điểm mà chúng ta sáng tạo nhất. Các nhận xét của bà (nằm trong số những trích dẫn được nêu nhiều nhất trong lĩnh vực tâm lý học làm việc) là một môi trường làm việc tốt sẽ sinh ra sáng tạo hơn một môi trường căng thẳng. Căng thẳng là kẻ thù của sự sáng tạo. Một tác phẩm nổi tiếng của bà đã được khẳng định đầy kịch tính rằng: "Khi sự sáng tạo bị chĩa súng vào, thì kết quả là nó thường bị chết".
'Thái độ sẵn sàng cười'
Vậy tiếng cười có nhiều chức năng. Nó làm cho chúng ta cảm thấy gắn kết hơn với nhóm làm việc và kết quả là không cần sự bảo vệ cho sáng tạo nữa, dẫn đến việc sản sinh rộng mở hơn cho sáng tạo.



Vậy làm thế nào chúng ta đạt được điều này nhiều hơn nữa?

Provine đề nghị rằng chúng ta cố gắng áp dụng một "thái độ sẵn sàng cười", có nghĩa là cởi mở hơn với tiếng cười. "Bạn có thể tự nguyện cười nhiều hơn bằng cách hạ thấp ngưỡng vui của mình. Chỉ là luôn sẵn sàng và chuẩn bị để cười," ông viết.

Ông cũng đề nghị sắp xếp nhiều sự kiện xã hội hơn, là các cuộc tụ tập của công ty chỉ nhằm mục đích đưa mọi người đến với nhau, thay vì phải nhọc nhằn xem 30 trang trình bày PowerPoint.
Đề xuất này có vẻ được sự hỗ trợ của một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về động lực nơi làm việc, giáo sư Alex 'Sandy' Pentland của MIT. Pentland thấy rõ ràng rằng văn phòng hiện đại có được năng suất cao hầu hết là nhờ ở hình thức tương tác lâu đời nhất của nó. Trong một cuộc nói chuyện năm 2014 tại Google, ông nói "email có rất ít đóng góp để làm năng suất hoặc sản lượng sáng tạo". Nhưng các kênh truyền thông phong phú, chẳng hạn như thảo luận trực tiếp đã đóng góp rất lớn làm tăng năng suất: "việc họp bàn dự đoán làm tăng 30% và đôi khi 40% năng suất ở các nhóm làm việc".

Trong thời đại kinh tế hạn hẹp, khái niệm ưu tiên cho thảo luận và tiếng cười coi đó là một trong những điều quan trọng nhất để làm cho một nhóm làm việc có vẻ là thừa và tầm thường, nếu không phải đối với cá nhân bạn, thì đối với người khác.

Nhưng hãy nhớ rằng khoa học đang ủng hộ bạn, và có thể lần sắp tới bạn cười, cảm hứng sẽ xuất hiện.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Đi làm thuê mà đã kêu áp lực thì đừng ảo tưởng ngày thành 'ông chủ'

Nguyễn Ndt - Blog Nghệ Thuật Sống

Con đường khởi nghiệp, con đường chông gai! Đừng bao giờ để 3 lời nói dối này đánh lừa hay cản bước thành công của bạn!
Khởi nghiệp trước kia còn được gọi với cái tên dân dã là kinh doanh, buôn bán, trong thời kỳ công nghệ thông tin mới có tên gọi là khởi nghiệp.

Nếu coi khởi nghiệp như một loại hình nghề nghiệp vậy thì chắc chắn sẽ rất ít người có thể đứng trên đỉnh kim tự tháp. Người ta chỉ nhìn thấy hình ảnh những người khởi nghiệp thành công toả sáng trên bục vinh quang mà không thể nhìn thấy sự cố gắng khắc khổ của họ trong bóng tối.

Quá trình khởi nghiệp luôn luôn gian nan, vất vả. Thông qua bài viết này chúng ta hay cũng nhau vạch trần những lời nói dối, những bát súp gà cho tâm hồn mà vạn người u mê trên con đường khởi nghiệp truân chuyên.


1. Có thể ngủ đến khi nào tỉnh thì thôi

Bạn có thể sẽ nghĩ rằng: "Hiện tại ngày nào cũng phải thức dậy vào lúc 6 giờ sáng là quá sớm, đợi mai này sau khi khởi nghiệp thành công, tự làm ông chủ muốn ngủ đến mấy giờ thì ngủ".

Bị trói buộc bởi công việc 8 tiếng một ngày không hề tự do chút nào nhưng nếu tự mình khởi nghiệp, tự mình làm chủ sẽ không có ai có thể bó buộc được thời gian của mình. Bởi vậy rất nhiều người cho rằng tự mình khởi nghiệp có thể ngủ đến khi nào muốn tỉnh thì thôi, thực ra đây chỉ là một lời nói dối.

Trên thực tế người ngủ dậy sớm và dậy muộn có sự khác biệt rất lớn. So với những người ngủ đến 10 giờ mới dậy thì những người thức dậy vào lúc 5, 6 giờ sáng sẽ trải qua một ngày hoàn toàn khác biệt, bởi họ có thời gian nhiều hơn người khác từ 4 đến 5 giờ đồng hồ để làm việc, hơn nữa khoảng thời gian này luôn là khoảng thời gian làm việc có hiệu quả nhất.

Nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Franklin đã từng nói rằng: "Ngủ sớm dậy sớm có thể mang lại sức khỏe, của cải và trí tuệ cho con người".

Trong quá trình khởi nghiệp người ta luôn phải không ngừng phấn đấu nỗ lực, luôn luôn bị thiếu thời gian vậy thì lấy đâu ra thời gian để ngủ nghỉ thoải mái đây?


2. Có thể thay thế người khác

Bạn lựa chọn khởi nghiệp đồng nghĩa với việc thay đổi hiện trạng, nhưng thay đổi hiện trạng không có nghĩa là 'lật đổ' người khác.

Ví như Zuckerberg sáng lập Facebook mục đích ban đầu là vì người sử dụng chứ không phải vì muốn thay đổi thế giới. Hãy giải quyết những vấn đề nhỏ bên cạnh mình trước, khi đã đủ năng lực rồi thì mới bắt đầu giải quyết những vấn đề lớn. Cuối cùng sau khi đã trưởng thành đủ khả năng và sức mạnh thay đổi thế giới cũng chưa muộn.

Luôn miệng nhắc rằng phải lật đổ người khác nhưng trên thực tế việc làm này lại không có ý nghĩa gì lớn. Quan trọng nhất là bạn muốn xây dựng công ty hay dự án của mình như thế nào?

Khởi nghiệp điều đầu tiên bạn phải có được đó là sản phẩm tốt, sau đó là khách hàng và quy mô. Có được những điều kiện thiết yếu này rồi bạn mới có thể cạnh tranh với người khác. Nói xuông ai chả nói được, nói cho sang mồm bạn nhưng người khác lại cảm thấy rất giả dối.


3. Có nhiều thời gian làm nghề phụ hơn

Nhiều người cho rằng, khởi nghiệp sẽ có rất nhiều thời gian nhàn rỗi, nên họ nghĩ rằng sau khi khởi nghiệp họ có thể làm thêm được rất nhiều nghề phụ khác, kiếm được nhiều tiền hơn và giành được nhiều thành tựu hơn.

Tự mình khởi nghiệp tự mình làm chủ đúng là sẽ không có ai quản lý trên bạn, bạn được tự do về thời gian, thế nhưng bạn vẫn còn khách hàng, đối tác và nhân viên của mình.

Hàng ngày họ đều cần phải dựa vào bạn để giải quyết vấn đề, công việc. Là người làm chủ một doanh nghiệp bạn phải gánh vác nhiều trách nhiệm lớn lao hơn.

Ngoài ra bạn không có thời gian làm việc cố định nên đồng nghĩa với việc bất cứ lúc nào cũng có khả năng là thời gian làm việc của bạn. Nếu phát sinh vấn đề bạn phải lập tức giải quyết mọi lúc mọi nơi. Bạn không thể gọi điện xin nghỉ ốm và cũng không thể để người khác làm thay bạn, bởi tất cả mọi việc đều phải dựa vào bạn quyết định.

Hầu như bạn sẽ không có thời gian để làm việc riêng của mình. Bạn có thể không cần thường trực 24/24 trong văn phòng làm việc nhưng bạn luôn phải ứng phó với công việc mọi lúc và mọi nơi.

Do vậy khởi nghiệp không đồng nghĩa với việc tự do tuyệt đối, bởi vẫn có rất nhiều việc đang đợi bạn hoàn thành. Dĩ nhiên trên con đường khởi nghiệp sẽ không chỉ xuất hiện 3 lời nói dối này, các bạn trẻ hãy thật tỉnh táo sáng suốt để không bị sa bẫy u mê cản bước thành công!

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Thế nào là yêu thương nhau thực sự

Đời người, nếu chỉ có thể nói “Anh yêu em” để thể hiện tình cảm thì thật nhàm chán và đơn điệu và nói nhiều thậm chí còn nghe sáo rỗng. Những câu chuyện sau dạy cho chúng ta một bài học còn đắt giá và đáng quý hơn thế nhiều lần.Khi cầu hôn cô, anh chỉ nói 3 từ: "Hãy tin anh".



Khi cô hạ sinh cho anh con gái đầu lòng, anh chỉ nói 3 từ: "Thương em nhiều".

Khi con gái cô về nhà chồng, anh chỉ nói 3 từ: "Còn anh mà".

Khi anh hay tin cô bệnh nặng, anh chỉ nói 3 từ: "Anh ở đây".

Ngày cô mất, anh hôn nhẹ lên trán cô, nói nhỏ với cô 3 từ: "Đợi anh nhé".

Cả cuộc đời, chưa một lần nào anh nói với cô: "Anh yêu em". Nhưng tình yêu anh dành cho cô luôn đậm sâu, và cô cũng luôn cảm nhận được điều đó.

Tình yêu muôn hình muôn dạng, cách thể hiện tình yêu vì thế cũng muôn dạng muôn hình. Đời người, nếu nhất nhất phải nói: "Anh yêu em" để thể hiện tình cảm của mình thì thật nhàm chán và đơn điệu.

Bởi tình cảm của bạn nếu là thật, bạn làm gì, bạn nói gì, người ấy cũng sẽ cảm nhận được tình cảm của bạn. Vì vậy, đừng trói buộc tình cảm của mình chỉ trong 3 từ: "Anh yêu em", bạn nhé!

Ngày đầu đi học, mẹ bảo: "Chờ con tốt nghiệp, mẹ sẽ thấy hạnh phúc".

Sau khi tốt nghiệp, mẹ bảo: "Chờ con có công ăn việc làm ổn định, mẹ sẽ thấy hạnh phúc."

Sau khi có công ăn việc làm ổn định, mẹ bảo: "Chờ con kết hôn, khi ấy mẹ sẽ thấy hạnh phúc."

Sau khi kết hôn, mẹ bảo: "Chờ con đẻ cho mẹ một đứa cháu để mẹ ẵm, khi ấy mẹ sẽ thấy hạnh phúc."

Có con rồi, mẹ bảo: "Chờ con của con nên người, khi ấy mẹ sẽ thấy hạnh phúc."

Cả cuộc đời mẹ dành cho bạn, bạn có biết không?
Cô đã kết hôn với anh được 7 năm. Đó là một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Đột nhiên một ngày, anh gặp tai nạn và qua đời. Một tuần sau, cô nhanh chóng kết hôn với một người đàn ông mới. Cô vẫn vui vẻ, vẫn tươi cười như xưa.

Con cô không sao hiểu nổi mẹ mình, bực tức chất vấn cô. Dịu dàng, cô đáp lại: "Trên đời này không ai có thể ghen được bằng bố con. Mẹ thế này, bố con lẽ nào không quay trở lại…" Nạn đói đã từ rất nhiều năm trước đây, người con quyết định tống khứ bà mẹ mù. Một ngày, người con cõng bà mẹ lên một vùng núi xa xôi hẻo lánh. Thả bà mẹ xuống, vừa đói vừa mệt, người con cảm thấy không còn chút sức lực nào.

Người con nói: "Mẹ chờ ở đây nhé. Để con đi kiếm món gì cho mẹ ăn".

Đang định rời đi, bà mẹ níu người con lại, bảo rằng: "Trong túi mẹ vẫn còn chút đồ ăn, con lấy ra ăn đã rồi hẵng đi."

Người con nghe thấy, nước mắt tràn đầy trên khuôn mặt, quỳ xuống xin lỗi bà…Sau kết hôn, anh còn tốt với vợ mình hơn cả những ngày mới yêu. Bạn bè trêu anh: "Kết hôn xong rồi, sao vẫn sến chảy nước thế mày?".

Anh cười bẽn lẽn: "Trước khi kết hôn, ai cũng muốn cưa được em ấy, thi nhau rót vào tai em ấy những lời đường mật, hứa sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc cho em ấy cả đời. Tao phải cố gắng hết sức, mới may mắn lọt được vào mắt xanh của em ấy. Kết hôn rồi, em ấy mất dần những người 'anh trai' tốt. Tao phải tốt hơn, mới không làm em ấy cảm thấy hụt hẫng. Cảm xúc nếu là thật thì không bao giờ sến sẩm. Tao chỉ mong em ấy mãi hạnh phúc thôi."

Chuyện đúng là hơi khó tin, nhưng lại là câu chuyện có thật. Anh nói xong, không khí xung quanh trở nên tĩnh lặng…

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

50 năm thảm sát Mỹ Lai, những bức ảnh còn sót lại sau cuộc chiến

Trong nhiều năm, bức ảnh Cô gái mặc áo cánh đen đã xuất hiện trên rất nhiều tài liệu về Thảm sát Mỹ Lai. Nhưng điều khủng khiếp đằng sau nó lại rất ít được nhắc đến.


Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam và những bức ảnh mang tính biểu tượng đánh dấu thời kỳ lịch sử đó, người ta không thể không đặt câu hỏi tại sao đa phần người Mỹ nói nhiều đến bức ảnh “Em bé Napalm” mà lại không bàn luận về một bức ảnh khác được Ronald L.Haeberle chụp trong vụ thảm sát Mỹ Lai và được gọi bằng tiếng Anh là “Black Blouse Girl” (Tạm dịch “Cô gái mặc áo cánh đen”)?

Hai người đàn ông tin rằng họ nắm giữ một mảnh ký ức quan trọng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Họ có thể không đủ bằng chứng nhưng ký ức lại rõ ràng như những tấm ảnh màu chụp năm 1968. Đó là Đức và Ron, một người 57, một người 78 tuổi, một người từ Frankfurt và một người từ Ohio, gặp lại nhau tại Sơn Mỹ vào ngày 16/3 năm nay. Vào năm 2011, họ đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho bức ảnh nổi tiếng về vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968.

Trần Văn Đức, Việt kiều sinh sống tại CHLB Đức, là người từng làm dậy sóng dư luận khi đứng lên tuyên bố ông là nhân vật trong bức ảnh "Hai đứa trẻ Mỹ Lai". Bức ảnh này là một trong số 60 bức ảnh mà nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ Ronald Haeberle chụp lại trong buổi sáng tang thương cách đây đúng nửa thế kỷ tại thôn Mỹ Lai (nay là Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi).



Trong hơn một thập kỷ, ông Đức rải hàng chục gói hồ sơ ở nhiều cơ quan chức năng của Quảng Ngãi và cấp cao hơn để chứng minh rằng hai đứa trẻ trong ảnh là ông và em gái, bà Trần Thị Hà, đồng thời yêu cầu đính chính các thông tin thuyết minh về mẹ ông, người mà ông tin là có mặt trong một tấm ảnh khác.

Ronald Haeberle, người thích được gọi bằng cái tên "Ron", nói rằng ông tin Đức chính là đứa trẻ ông đã chụp năm xưa. Dù vậy, kết quả thanh tra của cơ quan chức năng Quảng Ngãi cho biết họ chưa có đủ bằng chứng để khẳng định đó là Đức. Chuyến đi của 2 người năm đó không thể biến những lời kể của Đức trở thành lịch sử.

7 năm sau chuyến đi đầu tiên cùng nhau về Mỹ Lai, Đức và Ron lại gặp nhau ở Sơn Mỹ vào ngày kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát, trong một dịp mà Đức nghĩ sẽ là chuyến đi cuối cùng của ông trong nhiều năm sắp tới.

Con đường của người Mẹ


"Có khoảng 15 người, gồm phụ nữ và trẻ em, đi trên con đường đất cách đó khoảng 100 thước. Đột nhiên, toán lính Mỹ, với khẩu M16 trên tay, bắt đầu xả đạn về phía họ. Ngoài M16, lính Mỹ còn dùng cả súng phóng lựu M79. Tôi không thể tin vào những gì tôi đang nhìn thấy".
Đó là lời Ron kể về buổi sáng tang thương tại thôn Mỹ Lai ngày 16/3/1968 trong cuộc cuộc phỏng vấn với trang tin Cleveland.com vào năm 2009. Với người đàn ông năm nay đã gần bước sang ngưỡng "bát thập", có nhiều câu chuyện mà trí óc ông nay đã quên quên nhớ nhớ nhưng Mỹ Lai vẫn là ký ức hằn sâu trong ông như một vết thương khó lành.

"Tôi thực sự bị sốc. Tôi chưa bao giờ có thể quên những gì tôi nhìn thấy", trong một buổi sáng ở Sài Gòn trước ngày lên đường ra Quảng Ngãi. "Tôi chưa từng nhìn thấy lính Mỹ hành động như vậy".

Trong khi đó, ông Đức tin rằng mẹ ông, bà Nguyễn Thị Tẩu, là một trong số những nạn nhân của buổi sáng hôm đó. Đức nói rằng khi vụ thảm sát xảy ra, mẹ ông đã bảo đứa con trai bảy tuổi ôm em gái về nhà bà ngoại. Ông tuyên bố mẹ ông có mặt trong tấm ảnh những thi thể nằm trên con đường đồng cùng chiếc túi màu đỏ của gia đình.

Con đường từ Sơn Mỹ dẫn về nhà bà ngoại Đức dài khoảng 7 km. Đức nói rằng ông chưa từng đi xa đến thế trong cuộc đời và chắc mẹ ông cũng không tin ông có thể vượt qua quãng đường đó, nên sau đó bà men theo đường của hai đứa con đã đi.

"Chắc là bà muốn đi tìm xác con", ông nói trong dịp trở về Việt Nam cho ngày 16/3 năm nay. "Từ ngày đó, trong đầu óc tôi, tôi luôn đinh ninh rằng chỉ đi được 10, 15 m là cùng, sau đó bà sẽ nằm xuống đó, vì mất máu chết hoặc bị bắn chết", Đức kể.


Năm 2011, Đức đi tìm Larry Colburn, người có mặt trên chiếc trực thăng đã giúp ngăn chặn vụ thảm sát Mỹ Lai, để tìm kiếm sự thật về những giây phút cuối cùng của mẹ ông trên con đường ở giữa hai ruộng lúa.

Khi Đức gặp Larry, cựu binh Mỹ nói với ông rằng người phụ nữ mà ông nghĩ là mẹ Đức đã đi được đến hơn 500 m, mặc cho bà bị thương nặng ở bụng và đùi đã rách cả. Khi chiếc máy bay "cá mập" bay đến cách đầu người phụ nữ trên chỉ 2, 3 m, Larry ra hiệu rằng bà hãy ngồi xuống, ông sẽ bay một vòng thám thính rồi trở lại đón bà.

15 phút sau, chiếc máy bay trực thăng "cá mập" đã bay trở lại nhưng chỉ kịp để Larry thấy tay lính kia đang bắn người phụ nữ từ khoảng cách 50 m.

Ký ức của những đứa trẻ thời chiến

Đức kể rằng ông đã đi men theo con đường giữa hai bờ ruộng, né cả những xác chết lẫn hàng rào kẽm gai đã ngã xuống vì xác người đè lên, để đi về phía nhà ngoại ông. Đức không dám đi giữa đường vì sợ máy bay địch trên cao quan sát được và nã súng xuống, ông đi trên đám cỏ ven đường, vừa đi vừa sụp xuống khi thấy bóng máy bay. Đức đi theo con đường giữa 2 quả đồi, bế theo Hà khóc vì đói và bị thương.

"Đến khi tới nhà ngoại, Hà chỉ còn thở ra khói. Ai cũng tưởng nó chết rồi", ông nói. "Người tôi thì đầy máu, có cả óc người". Ron nói rằng ông tin Đức.

Đức nói khi nằm xuống để tránh đạn, ông nhìn thấy một chiếc máy bay trực thăng "cá mập" bay rất thấp. Mô tả của Đức về khoảng cách lúc ông nằm xuống và hướng của chiếc máy bay trùng khớp với trí nhớ của Ron lúc ông đưa máy lên chụp hai đứa trẻ.

"Tôi gặp Đức vào năm 2011, nhưng trước đó Đức đã đăng lên mạng câu chuyện về ngày xảy ra thảm sát, có nói về chiếc trực thăng. Mô tả của cậu ấy về địa hình, địa thế chỗ cậu ôm em nằm xuống giống với những gì tôi nhớ khi tôi chụp bức ảnh đó", Ron nói.

"Tôi nhớ rất rõ mọi chuyện", cựu binh Mỹ khẳng định. "Và thứ tự của tấm phim cho ra bức ảnh đó cũng trùng khớp với câu chuyện của Đức. Tôi tin cậu ấy".

Trong khi đó, bức ảnh được trưng bày ở Nhà chứng tích Sơn Mỹ ban đầu được chú thích tên là của 2 đứa trẻ "Trương Bốn" và "Trương Năm". Sau đơn khiếu kiện của ông Đức, 2 cái tên đã bị bỏ ra, nhưng tên ông Đức và Hà, em của ông, cũng không được thay vào.




Với Đức, ông không tin vào sự tái tạo ký ức của con người. Đức không tin có những nạn nhân sống sót qua vụ thảm sát lại không thể nhớ được những chi tiết về vụ việc.

Đức nhớ được cuộc trò chuyện của ông với người hàng xóm sau khi tạm biệt mẹ. Ông nhớ mẹ mình là người bán vải và bán thuốc Tây, nên anh chị em ông thường mặc loại quần kẻ sọc mà những đứa trẻ trong làng không có được. 

Khi được hỏi tại sao lại nhớ vanh vách mọi chuyện trong ngày hôm đấy, tại sao có thể còn nhớ chuyện hai bờ ruộng trên con đường nơi ông bế Hà mà đi lại có bờ đông cao hơn bờ tây, còn nhớ được cả hàng rào kẽm gai ông đã bước cạnh, Đức nói rằng ông không có nhiều ký ức khác.

"Những đứa trẻ sinh ra trong thời chiến không có nhiều ký ức, chúng chỉ nhớ những thứ như vậy thôi", ông nói.

Trần Văn Đức sang Đức vào năm 1983, học nghề cơ khí rồi ở lại làm thợ máy. Ông có 3 đứa con, lớn nhất 25, nhỏ nhất 14. Trong những năm tháng ông theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ, người con trai từng phải thốt lên "Ba khùng à".

Mối lương duyên nảy mầm từ bi thương

Ron giải ngũ cuối tháng 3/1968 và trở về Mỹ, sống cuộc đời bình thường với công việc giám sát tại một công ty sản xuất máy móc. Thế nhưng, khi quân đội Mỹ bắt đầu điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai vào mùa xuân năm 1969, ông nghĩ ông cần phải làm gì đó.

"Tôi được cơ quan điều tra gọi lên để lấy lời khai và tôi cho họ xem các bức ảnh. Họ hỏi tôi có biết về những vụ hiếp dâm, cắt rời thi thể nạn nhân mà lính Mỹ khi đó đã làm hay không. Tôi nói không, tôi không nhớ bất cứ chuyện gì như thế. Nhưng họ bảo có, rồi họ kể cho tôi nghe nhiều chuyện mà tôi cảm thấy vô cùng kinh khủng", Ron nói.

"Vì vậy tôi nghĩ công chúng cần phải biết về chuyện này bởi vì nó thực sự tồi tệ. Đó là một phần của chiến tranh, là chuyện thường xảy ra trong cuộc chiến, nhưng với tôi, đó chỉ là câu chuyện mà tôi tận mắt chứng kiến. Tôi công bố các bức ảnh để thể hiện sự phản đối chiến tranh trong im lặng".

The Plain Dealer, nhật báo nổi tiếng nhất Ohio khi đó, là tờ báo đầu tiên đăng tải một phần số ảnh của Ron vào tháng 11/1969. Không bao lâu sau, tạp chí Life mua lại số ảnh này với mức giá gần 20.000 USD và công bố đầu tháng 12 cùng năm. Bài báo thực sự tạo nên địa chấn giữa lòng nước Mỹ cũng như dư luận thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam


Dù vậy, Ron nhanh chóng lựa chọn quay trở lại cuộc sống ít được chú ý. Ông không muốn nói về Mỹ Lai, dù vẫn đọc sách, xem phim tài liệu và muốn biết thêm về những gì đã xảy ra. Ông chưa bao giờ muốn tìm kiếm danh tiếng, từ chối các cuộc phỏng vấn trong hàng chục năm trời.

Trong thâm tâm, ông vẫn muốn một lần quay trở lại Mỹ Lai nhưng nói rằng không biết làm thế nào để đối diện với người dân nơi đây. Cuối cùng, điều đó trở thành hiện thực vào tháng 2/2000, tức 5 năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ và hơn 30 năm sau ngày thảm sát.

Khi đó, ông đi xe đạp từ Hà Nội vào TP.HCM cùng một số người bạn và họ dừng lại nghỉ ngơi ở một số điểm trên hành trình, bao gồm Mỹ Lai. Không ai ở Sơn Mỹ biết ông chính là người đã chụp lại những tấm hình chấn động đó.

"Tôi không biết người dân sẽ phản ứng thế nào khi tôi quay lại. Tôi thực sự không biết là người ta sẽ ghét tôi hay sẽ cười chào đón tôi nếu biết tôi là người có mặt ở đó trong ngày thảm sát", ông nói.

Chuyến đi thứ hai của ông diễn ra sau đó 11 năm và người đồng hành lần này là Đức.

Đức đã sang Mỹ tìm Ron, rồi tìm gặp những nhân chứng khác. Ông nói ông biết cả tên người lính đã bắn mẹ mình và muốn một ngày sẽ gặp anh ta. Ở Mỹ, Đức không chỉ gặp lại người có thể kể cho ông về ngày 16/3/1968 từ một góc khác, ông còn gặp cả một người đàn ông đang chật vật với cuộc sống riêng, với cuộc chiến vẫn không buông tha ông. Đức nghĩ là mình đã xoa dịu Ron đôi chút.

Về Ron, ông không thể chứng minh Đức là người trong tấm ảnh mình đã chụp.

"Tôi tin vậy", Ron nói trong rất nhiều lần khác.

Điều duy nhất Ron làm được là trao cho Đức chiếc máy ảnh Nikon đã dùng để chụp bức hình trên.

"Khi tôi sang Mỹ tìm Ron, tôi đã luôn nghĩ mình sẽ dành dụm tiền để mua lại chiếc máy Leica (chiếc máy còn lại mà Ron dùng để chụp vụ thảm sát Mỹ Lai - PV). Không ngờ sau đó Ron lại trao cho tôi chiếc Nikon", Đức kể.


Ron trở lại Việt Nam lần này là lần thứ năm. Dù đôi chân có lẽ đã không còn nhanh nhẹn như ngày nào, ông bảo chắc chắn sẽ quay trở lại Việt Nam một lần nữa. Ông có kế hoạch đạp xe xuyên Việt từ bắc vào nam, tới mũi Cà Mau, rồi sang Campuchia, Thái Lan... 

Đức về Việt Nam lần này, vẫn cầm theo bộ hồ sơ đi khiếu kiện của ông, chiếc máy Nikon đặt trong một chiếc hộp màu đỏ. Song ông cho biết đây sẽ là lần cuối cùng ông về Mỹ Lai với mục đích này, ít nhất trong nhiều năm nữa.

"Tôi không thể năm nào cũng quay lại. Tôi không chỉ có cuộc sống với ký ức, tôi còn cuộc đời tôi với gia đình mình, các con tôi. Tôi không dừng lại, tôi chỉ tạm gác nó qua một bên", ông nói.

Dù vậy, Đức khăng khăng rằng ông không quên, như trong 50 năm qua ông không quên con đường truông len giữa hai quả núi, chạy ngang nhà bác ông và dẫn về nhà ngoại. 

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch Quảng Ngãi, nói rằng sở sẽ có cuộc gặp với ông Đức trong dịp ông về Quảng Ngãi lần này. Dù vậy, ông Đức nói rằng ông chưa có ý định trên.

Blog nghệ thuật sống Nguyễn Ntd

Nguồn: sưu tầm

Bạn có như vậy : Tâm sự ” của những người con xa xứ ” tại Nhật Bản

Blog nghệ thuật sống - Nguyễn Ntd

Tâm sự của một bạn đang học tập và làm việc Tại Nhật Bản

“Sao con ít điện về nhà thế?”

 
Con cũng muốn gọi điện về lắm. Cũng nhớ mẹ lắm. Nhưng mà mỗi lần muốn gọi về lại sợ mẹ ạ… Sợ những câu hỏi mà con không biết phải trả lời thế nào… Sợ những chuyện mẹ kể mà con chỉ có thể im lặng lắng nghe xong cũng không biết nói gì… Sợ gọi rồi lại làm mẹ lo lắng hơn…
Sợ nhất mỗi lần mẹ kể con bác A làm tháng 50 triệu con ông B làm hơn năm đã mua đất xây nhà… Mà con thì cứ kêu làm không đủ ăn… Tha thứ cho con Mẹ nhé!!!


Con kể mẹ nghe nhé về cuộc sống bên này ấy. Có những người ngày làm 8 tiếng có khi 5 tiếng mà không có việc, có ngày làm ngày nghỉ về nhà xem tivi nấu cơm ăn uống có cả thời gian làm đẹp. Nhưng có những người thời gian ngủ tính từng phút đi về thay vội bộ quần áo còn chưa kịp khô mồ hôi lại tất tưởi chạy đi. Nắm cơm,cái bánh, chai nước mua vội ở cửa hàng tiện lợi để ăn lúc đi bộ. Gật gù chợp mắt lúc chờ tầu điện.

1-2 giờ sáng dưới cái lạnh âm độ hay tuyết rơi mưa bão vẫn phóng xe ngoài đường vì công việc. Dù ốm hay đau vẫn không dám nghỉ làm ( vì sợ tới ngày lĩnh lương lương ít k đủ tri phí của tháng ) . Đói rét vẫn phải cắn răng ko giám kêu ai… Mẹ hiểu chứ? Để có được 40-50 triệu ấy phải đánh đổi bằng giấc ngủ, miếng cơm, mồ hôi, nước mắt… Thậm chí bằng sức khoẻ, tính mạng, thể xác và linh hồn …

Không phải giống như những gì mẹ vẫn thấy ở nhà: có tí chức quyền thì ngồi không cũng có người mang tiền đến biếu. Có tí quan hệ thì nghe vài cuộc điện thoại thôi cũng kiếm ra tiền. Con cũng muốn làm cũng muốn kiếm tiền lắm chứ nhưng khôg có việc mà … ( lỗi tại D M ) định mệnh …



Sợ cả lúc cúp máy :“chơi bời ăn tiêu ít thôi con ạ chứ lên mạng thấy con đi chơi suốt thế thì làm gì còn tiền”. nhưng Mẹ à lắm lúc nhiều khi...

Nhiều khi chỉ là phơi quần áo thấy chậu bông nhà bên đẹp ghé mặt chụp một tấm hình. Nhiều khi là đi chợ quần áo ấm, đi giầy, đeo balo ra đường thấy nắng đẹp con lại chụp…chỉ là mang balo để tiết kiệm tiền mua túi ninon thôi mà mẹ. Nhiều khi đi ra công viên hóng gió ngang qua cửa hàng thấy nhiều đồ đẹp lượn qua lượn lại chụp tấm hình rồi đi ra mua mấy đôi tất giảm giá về đi làm… Chỉ là muốn mẹ thấy con trai mẹ sống một mình nhưng vẫn tốt vẫn vui vẻ mẹ ạ!

Thay vì thế mẹ hãy nói con cứ sống thoải mái tiết kiệm vừa phải thôi cái gì cần tiêu cứ tiêu không hoang phí là được. Khó khăn thì mẹ con cùng khắc phục chứ ốm đau thì khổ… Như thế nghe xong nếu con có ăn chơi thì con sẽ thấy rất rất có lỗi còn con không thế hì con sẽ buồn lắm! Nhất khi con đăng ảnh đi bar hay hút thuốc khi con vấp ngã. Khiến mẹ không tin tưởng con! Mẹ yên tâm con mẹ lớn rồi!



À…..! Nếu mẹ có gặp ai đó có con đi xa mẹ hãy hỏi họ rằng cháu nó có khoẻ không? Có da thịt ra không? Công việc có vất vả không?.. Thay vì hỏi họ là cháu làm tháng nhiều tiền không?… Mẹ nhé!

Vì nếu là con nghe mẹ kể bác này hỏi con có khoẻ không?..Bác kia hỏi con có da thịt không?..Cảm giác như cả thế giới ai cũng thương con ý mẹ!!!
Mẹ đừng quan tâm người khác nói gì. Mẹ chỉ cần biết con yêu mẹ nhất là đủ rồi!!!!!

Những ai đang và muốn sang NHẬT để đổi đời thì hãy suy nghĩ kĩ trước khi đi. Bài viết thể hiện quan điểm của người viết.

Từ vụ sinh sản thuận theo tự nhiên, Facebook đã tham giá quá sâu vào đời sống cá nhân của mỗi người rồi

Blog Nghệ thuật sống - Nguyễn Ntd

Internet như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng sẽ chọn lọc thông tin, còn người không biết thì sẽ mãi mê muội trong ngõ cụt mà thôi. Bỗng nhiên Facebook, Google đã thay thế giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học với một số người…



Nào ngày mới bắt đầu, nhiều người còn chưa thoát ra khỏi cái chăn, mắt còn lim dim ngoái ngủ. Cầm điện thoại lên lướt Facebook. Đang làm việc nghe thông báo trên điện thoại, lại lướt. Đang ở nhà với ba mẹ, hay gia đình nghe chuông thông báo newfeed lại lướt. Nói quá, chứ nhiều người đang đi vệ sinh cũng không quên check, lướt lướt và lướt.

Từ bao giờ Facebook đã ăn sâu vào tư tưởng các bạn??? Đừng bảo đó là thói quen, chấp nhận đi đó là nghiện và là cơn nghiện ăn sâu và tư tưởng chứ không phải thể chất hay tinh thần. Facebook dường như là bạn thân của hầu hết mọi người trong thế kỉ 21. Tôi nói thế là vì có căn cứ cả, dù bạn có hơi nghi ngờ nhưng tôi nghĩ bạn cũng buộc phải chấp nhận thôi.

Cứ đi ra đường từ công sở cho đến hàng quán cafe hay công viên, bạn sẽ thấy dù có ngồi một mình hay ngồi túm năm tụm ba thì rồi sau đó người ta lại quay trở lại với chiếc điện thoại của mình, tay lướt Newfeed, tay gõ bàn phím nói chuyện với bạn bè qua Facebook. Cũng chẳng cần phải đi đâu làm gì, bạn đi bộ trên đường, bạn ngồi xuống một hàng trà đá vỉa hè, bạn đứng dậy bước vào một nhà hàng sang trọng, bạn vẫn sẽ nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc. Tay lướt lướt, miệng cười, cau có, và đâu đó là Se phây,...



Người ta đã quá quen với cái thói dùng Facebook không ngơi nghỉ từ sáng đến đêm, từ thành phố đến nông thôn, chẳng thể bỏ được. Facebook dường như là "Từ điển sống" của thời hiện đại vậy. Lí do người ta "mê" Facebook đến vậy, tôi nghĩ cũng là bởi tốc độ thông tin đến với người dùng quá nhanh và hơn nữa, thông tin phong phú khiến người ta có cảm giác một khi đã bước chân vào thế giới này thì sẽ biết được cả thế giới đang nói chuyện gì.

Ngoài đời, nhiều người là yêu đương, bạn bè thân thiết, có khi là cả vợ chồng ấy, có thể người ta chẳng dám nói câu gì với nhau, ấy vậy mà, trong thế giới không có thực ấy, người ta trò chuyện với nhau mọi điều trên trời dưới biển, trò chuyện xuyên biên giới, đập tan bất cứ ngóc ngách nào của cuộc sống. Thế nhưng mà, tôi lại có cảm tưởng Facebook đang chôn chúng ta xuống một cái hố sâu, một thế giới thuộc về nơi không tồn tại mà chẳng thể nào chúng ta ngóc đầu lên được.

Ngày hôm qua, ngày hôm nay, một sự việc được bàn tán xôn xao trên mạng về một sản phụ học theo phương pháp sinh con thuận tự nhiên "Lotus Birth" khiến tôi bất ngờ. Tôi chưa hiểu được cảm giác mang thai một đứa trẻ kì diệu như thế nào nhưng tôi biết được cảm giác được nhìn thấy đứa con của mình chào đời khỏe mạnh thật hạnh phúc biết bao.

Bất cứ bà mẹ nào cũng đều mong muốn con mình được hưởng những điều kiện tốt nhất, ngay từ giai đoạn mang thai. Vì thế, tôi nghĩ là tôi hiểu được một phần lo lắng của các bà mẹ muốn sinh con tự nhiên, muốn con được gần mẹ hơn.

Nhưng có một điều thật đáng trách là, bây giờ họ thân thiết với Facebook quá, nên họ tin mọi điều trên Facebook. 




Chẳng phải đây là lần đầu tiên, "Facebook nói gì thì làm theo", không chỉ có các bà mẹ mà còn có rất nhiều người, có cả gài cả trẻ, cả nam cả nữ, khi bị ốm không hề đến khám bác sĩ hay làm theo lời dược sĩ. Mà, họ làm theo những gì họ nhìn thấy, những gì họ được mách bảo trên Facebook. Có lẽ, đối với một bộ phận, Facebook là giáo viên, là bác sĩ, là nhà khoa học…Facebook là lẽ sống trên đời, tôi đoán vậy. Tôi tin rằng Facebook đã tham giá quá sâu vào đời sống cá nhân của mỗi người rồi.

Có một lần tôi gặp vài người bạn thân của mình, bạn ấy hỏi tôi :" giờ có cách nào bỏ thói quen lướt lướt và lướt không mày "
Tôi đáp:" Có chứ, yêu nhau mười mấy năm kia người ta còn bỏ nhau ầm ầm, huống gì Facebook mới được vài năm, hãy chỉ lướt mạng social khi nào rảnh, và có thời gian cố định để lướt, tắt hết thông báo trên smartphone, và cái quan trọng hãy gặp một người bạn thân đủ cho bạn kiến thức về cuộc sống bạn cần."



Lướt facebook chưa bao giờ gọi là xấu, nhưng tin vào nó thay đổi thế giới của bạn, xem đó là cuộc sống của bạn. Thì đã đến lúc bạn tắt điện thoại, gỡ bỏ Facebook đi để nhìn lại cuộc sống này còn gì được gì bạn nhé.

Blog nghệ thuật sống - Thể hiện quan điểm của người viết.